Các cơ quan thể chế Cộng_đồng_Kinh_tế_châu_Âu

Có 3 cơ quan thể chế chính trị nắm quyền lập pháp và hành pháp trong Cộng đồng châu Âut, cộng thêm cơ quan thể chế tư pháp và một cơ quan thứ 5 được lập năm 1975. Các cơ quan này (ngoại trừ Kiểm toán) được Cộng đồng Kinh tế châu Âu lập năm 1957, nhưng từ năm 1967 trở đi, chúng được áp dụng cho tất cả ba Cộng đồng (Kinh tế, Than Thép & Năng lượng nguyên tử). Hội đồng đại diện các chính phủ, Nghị viện đại diện các công dân và Ủy ban đại diện các quyền lợi của Cộng đồng châu Âu.[15] Về cơ bản thì Hội đồng, Nghị viện hoặc đảng khác đưa thỉnh cầu lập pháp cho Ủy ban, sau đó Ủy ban dự thảo rồi trình lên Hội đồng để phê chuẩn và Nghị viện xin ý kiến (trong vài trường hợp, có sự phủ quyết, tùy thuộc phủ tục lập pháp của Cộng đồng). Sau Hiệp ước Maastricht năm 1993, các cơ quan trên trở thành cơ quan của Liên minh châu Âu, dù có hạn chế trong vài lãnh vực, do cơ cấu trụ cột. Dù vậy, riêng Nghị viện đã chiếm được nhiều quyền lập pháp và an ninh của Ủy ban.

Bối cảnh

Chính quyền cấp cao có nhiều quyền hành pháp hơn Ủy ban thay thế nó sau này

Cộng đồng Kinh tế châu Âu thừa kế các cơ quan thể chế của Cộng đồng Than Thép châu Âu trong đó Hội nghị lập pháp chungTòa án Cộng đồng châu Âu của Cộng đồng Than Thép châu Âu có quyền lực mở rộng tới Cộng đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu trong cùng vai trò. Tuy nhiên Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử có các cơ quan hành pháp khác với các cơ quan của Cộng đồng Than Thép. Thay cho Hội đồng bộ trưởng của Cộng đồng Than thép, là Hội đồng Cộng đồng Kinh tế châu Âu, và thay cho Chính quyền cấp cao của Cộng đồng Than Thép là Ủy ban các cộng đồng châu Âu.

Có sự khác biệt lớn giữa các cơ quan này hơn là tên gọi: chính phủ Pháp thời đó đã có nhiều hoài nghi về quyền lực siêu quốc gia của Chính quyền cấp cao của Cộng đồng và tìm cách kiềm chế quyền hành của nó để có lợi cho Hội đồng kiểu liên chính phủ. Do đó Hội đồng có vai trò hành pháp lớn trong việc điều hành Cộng đồng hơn là tình trạng trong Cộng đồng Kinh tế. Theo Hiệp ước Hợp nhất năm 1967, các cơ quan hành pháp của Cộng đồng Than Thép và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử được hợp nhất với các cơ quan trên của Cộng đồng Kinh tế, lập ra một cơ cấu tổ chức chung, điều khiển 3 Cộng đồng riêng rẽ. Từ đây trở đi, từ Các cộng đồng châu Âu được dùng cho các cơ quan thể chế (ví dụ, từ tên Ủy ban Cộng Kinh tế châu Âu tới tên Ủy ban các cộng đồng châu Âu.[16][17][18]

Hội đồng

Hội đồng Các cộng đồng châu Âu là cơ quan nắm quyền lập pháp và hành pháp và do đó là cơ quan làm các quyết định chính của Cộng đồng. Chức chủ tịch Hội đồng do các nước thành viên luân phiên nắm giữ trong thời hạn 6 tháng và liên quan tới Hội đồng châu Âu, là cơ quan không chính thức tập hợp các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên (bắt đầu từ năm 1961) trên cùng một cơ sở như Hội đồng.[19]

Chủ tịch Jacques Delors là chủ tịch Ủy ban Cộng đồng Kinh tế châu Âu cuối cùng và thành công nhất.

Hội đồng gồm có một bộ trưởng quốc gia của mỗi nước thành viên. Tuy nhiên Hội đồng họp trong nhiều hình thức khác nhau tùy theo chủ đề. Ví dụ, nếu vấn đề nông nghiệp cần thảo luận, thì Hội đồng sẽ gồm các bộ trưởng nông nghiệp của mỗi nước thành viên. Họ đại diện cho chính phủ của mình và chịu trách nhiệm trước hệ thống chính trị quốc gia của mình. Việc bỏ phiếu được tính hoặc theo đa số (với số phiếu nhiều hay ít theo dân số) hoặc theo sự nhất trí. Trong các hình thức khác nhau đó, họ chia sẻ một số quyền lập pháp và ngân sách của Nghị viện.[19]

Ủy ban

Nghị viện

Nghị viện châu Âu tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên của mình năm 1979.

Tòa án

Tòa án Cộng đồng châu Âu là tòa án tối cao xét xử các vụ việc theo luật Cộng đồng. Tòa án này gồm một thẩm phán của mỗi nước thành viên. Chủ tịch tòa án được bầu trong số các thẩm phán này. Vai trò của Tòa án là bảo đảm luật của Cộng đồng được áp dụng theo cùng một cách trong tất cả các nước thành viên. Nó trở thành cơ quan đầy quyền lực, vì luật Cộng đồng vượt trên luật quốc gia.

Kiểm toán

Cơ quan thể chế thứ 5 là Tòa án Kiểm toán châu Âu. Mặc dù tên là tòa án, nhưng cơ quan này không có quyền tư pháp như Tòa án Cộng đồng châu Âu. Thay vào đó, cơ quan này có quyềm kiểm tra các sổ sách kế toán để bảo đảm ngân sách của Cộng đồng được chi tiêu chính xác. Cơ quan này lập báo cáo kiểm toán cho mỗi năm tài chính đệ trình Hội đồng và Nghị viện, và cho ý kiến cùng đề nghị về pháp luật tài chính, cùng các hành động chống gian lận. Đây là cơ quan thể chế duy nhất không được đề cập tới trong các hiệp ước nguyên thủy, và được lập ra từ năm 1975.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_đồng_Kinh_tế_châu_Âu http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=950... http://aei.pitt.edu/995/ http://europa.eu/index_en.htm http://europa.eu/institutions/inst/auditors/index_... http://europa.eu/institutions/inst/comm/index_en.h... http://europa.eu/institutions/inst/council/index_e... http://www.europarl.europa.eu/news/expert/backgrou... http://eisenhower.archives.gov/Research/Finding_Ai... http://www.coe.int/T/E/Com/About_Coe/flag.asp http://www.ena.lu/